Xóa bỏ tình trạng vênh số liệu GDP cả nước và địa phương
Thứ hai 11/08/2014 09:00
(Tài chính) “Phải tính theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đảm bảo chính xác, sát thực tế. Cách tính này chắc chắn sẽ làm giảm các con số thống kê Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của các địa phương, nhưng chúng ta cần những con số thật!”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Bệnh thành tích và sự sai lệch GDP
GRDP là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng, miền, địa phương, bảo đảm cân đối chung cả nước. Trong khi đó, tổng hợp kết quả tính toán chỉ tiêu GRDP của các địa phương thường gấp trên 1,5-2 lần so với tốc độ tăng GDP của cả nước.
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, bình quân giản đơn tốc độ tăng GDP theo nghị quyết hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2011 là 12,9%, còn số liệu thực hiện cơ quan thống kê tính là 11,51%, trong khi tăng trưởng cả nước là 5,89% (giá so sánh 1994).
Để làm rõ thực hư của tình trạng này, năm 2013, Tổng cục Thống kê đã cử 5 đoàn công tác đến Hà Nội, Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Nai và Lâm Đồng để cùng với các cục thống kê rà soát, kiểm tra, tính toán lại số liệu GRDP của năm 2011 của các địa phương này.
Kết quả là, GRDP của 5 địa phương này sau khi được tính lại đều thấp hơn từ 2 - 5,5% so với số liệu đã báo cáo. Hầu hết các ngành, lĩnh vực tính tốc độ tăng GRDP cao hơn thực tế; rất ít ngành, lĩnh vực tính thấp hơn.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này được người đứng đầu Tổng cục Thống kê thẳng thắn chỉ rõ là do bệnh “thành 1700/tct-cs tích” của lãnh đạo địa phương.
PV: Có nhiều ý kiến cho rằng quý I vừa qua, trong khi tăng trưởng tín dụng chưa tới 1% mà tăng trưởng GDP vẫn gần 5% là điều khó hiểu, vì lâu nay tăng trưởng GDP của chúng ta vẫn dựa vào tăng trưởng vốn đầu tư. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
TS. Đỗ Thức: Trước hết, cần hiểu rằng mức tăng trưởng tín dụng chưa đến 1% ở đây là tín dụng cho vay của các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Dư nợ tín dụng không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay mà còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ của các ngân hàng. Đành rằng ngân hàng thương mại là một kênh rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, nhưng không phải là kênh duy nhất.
Luôn tồn tại 2 con số thống kê
Trao đổi với báo chí trước đó, ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết số liệu thống kê hiện nay ở nước ta luôn có hai số, một số dùng khi công văn số 1381/tct-tncn nghiên cứu sẽ chính xác hơn, và một số dùng để công bố công khai, con số này có thể bị tác động bởi nhiều vấn đề, có thể bị chỉ đạo, nên cũng có điều chỉnh.
&Ldquo;Như số liệu GDP, nếu thấp quá là phải tính lại cho cao lên. Nếu mời chuyên gia tới phân tích, sẽ có thể ra một con số khác, có thể không xa con số báo cáo, nhưng chắc chắn nó không phải con số trong các báo cáo đánh giá hàng năm”, ông Tiến dẫn chứng.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tiến, có nhiều con số không thể thống kê chính xác được, như điện lực, xăng dầu lúc nào cũng bảo lỗ, ai biết thực hư thế nào, cũng chỉ có thể dựa vào báo cáo của doanh nghiệp đó.
Thực tế, hầu hết nghị quyết đảng bộ cấp tỉnh đều đặt chỉ tiêu tăng GRDP của tỉnh khá cao so với thực tế và cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng GDP của toàn quốc do Đại hội Đảng toàn quốc thông qua. Và để đạt được cơ cấu ngành, khu vực theo nghị quyết đại hội đảng, cơ quan số liệu địa phương đã tùy tiện điều chỉnh số liệu theo giá hiện hành.
Bên cạnh đó, để đánh giá tình hình phát triển kinh tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường so sánh tốc độ tăng trưởng với các địa phương khác trong cùng một vùng hoặc giữa các thành phố trực thuộc Trung ương với nhau. Vì thế, khi địa phương mình bị tính thấp hơn các tỉnh bạn là… cơ quan số liệu lại bị yêu cầu tính tăng cao lên.
Theo quy định hiện nay, các phòng thống kê chuyên ngành tính toán và cung cấp chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) và các chỉ tiêu liên quan (doanh thu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, vốn đầu tư, khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách…) cho phòng thống kê tổng hợp tính toán số liệu GRDP.
Tuy nhiên, trong quá trình tính toán số liệu GRDP của địa phương, phòng thống kê tổng hợp đã điều chỉnh số liệu một số chỉ tiêu của các phòng thống kê chuyên ngành cung cấp, nhưng không trao đổi lại dẫn đến tình trạng cùng một chỉ tiêu song cục thống kê báo cáo số liệu khác nhau cho các vụ của Tổng cục Thống kê.
Cùng với đó, một số chuyên ngành chưa theo đúng phương pháp tính toán quy định. Một số địa phương có tốc độ tăng về giá trị theo giá so sánh và tốc độ tăng sản phẩm (thóc, cà phê, thuốc lá, điện, nước, dệt…) chênh lệch nhau khá nhiều. Một số ngành, lĩnh vực có tốc độ tăng GO, VA quá cao và mâu thuẫn với các chỉ tiêu liên quan như: Vốn đầu tư thực hiện, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), chi ngân sách thường xuyên...
Mặc dù Hệ số chi phí trung gian, giá và chỉ số giá do Tổng cục công bố cho từng vùng, từng tỉnh, thành phố, nhưng vẫn còn có cục thống kê chưa sử dụng đúng để tính toán số liệu giá trị tăng thêm, giảm phát giá trị sản xuất về giá so sánh của các ngành. Các cục thống kê thường sử dụng số liệu hệ số chi phí trung gian, giá và chỉ số giá thấp hơn số liệu Tổng cục công bố; áp dụng hệ số chi phí trung gian giữa các năm không thống nhất, trong khi vẫn thực hiện giảm phát đơn.
&Ldquo;Chúng ta cần những con số thật"
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị ngành toàn quốc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 07/8/2014 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: Để bảo đảm tính thống nhất, minh bạch và sử dụng chỉ tiêu này nhất quán trên cả nước, các địa phương phải sử dụng số liệu chính thức do Tổng cục Thống kê tính toán và công bố cho giai đoạn 2011-2013.
Đồng thời, các địa phương phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê rà soát, ước thực hiện 2014, dự báo năm 2015 và ước thực hiện cả giai đoạn 2011-2015; trên cơ sở đó để xây dựng chỉ tiêu này cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế toán giá rẻ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tiếp tục rà soát kỹ, tính toán lại chỉ tiêu GRDP của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm đủ độ tin cậy, phản ánh sát thực tình hình của từng địa phương.
&Ldquo;Trên cơ sở đó, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thông báo cho các địa phương sử dụng làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và giai đoạn 2016-2020”, Thủ tướng chỉ rõ.
Cùng với đó, cần khẩn trương xây dựng Đề án Chuyển đổi quy trình biên soạn số liệu GRDP cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi sát, nắm chắc tình hình, năng lực sản xuất của địa phương để xây dựng mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho phù hợp.
&Ldquo;Phải tính theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đảm bảo chính xác, sát thực tế. Cách tính này chắc chắn sẽ làm giảm các con số thống kê GRDP của các địa phương nhưng chúng ta cần những con số thật!” - Thủ tướng nhấn mạnh.