Hà Nội dành 11.000 tỷ đồng xây các khu xử lý chất thải rắn
Công bố quy hoạch xử lý chất thải rắn
TP - Sáng 20/8, Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lễ công bố Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, toàn thành phố sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn với tổng diện tích là 3.344,6 km2.
Tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ quy hoạch khoảng 11.000 tỷ đồng, trong đó kinh phí xây dựng đến năm 2020 khoảng 3.500 tỷ đồng.
Quy hoạch này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường theo đúng kế hoạch, cải thiện môi trường sống, đặc biệt là môi trường của các thành phố lớn tập trung dân cư và đang được đô thị hóa mạnh như Hà Nội.
Theo quy hoạch, Dịch vụ quyết toán thuế tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 là 85-100% tại đô thị và 70-80% tại nông thôn; tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp 80-90%; tỷ lệ thu gom chất thải y tế 100% (trong đó chất thải rắn nguy hại 20%, chất thải thông thường 80%)…
Hà Nội được phân thành 3 vùng: Vùng 1 khu vực phía Bắc (gồm cả nội đô lịch sử), vùng 2 khu vực phía Nam và vùng 3 khu vực phía Tây; dự kiến bố trí 5 trạm trung chuyển, 17 khu xử lý chất thải, trong đó có 8 khu đang hoạt động sẽ được nâng cấp, mở rộng, 9 khu xây dựng mới.
Ngoài ra, quy hoạch chung và quy dịch vụ kế toán trọn gói hoạch vùng Thủ đô còn xác định khu xử lý chất thải rắn Tiên Sơn (Hòa Bình) quy mô 200ha, hỗ trợ xử lý chất thải rắn công nghiệp cho Hà Nội. Về công nghệ, ưu tiên công nghệ trong nước, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường như chế biến phân vi sinh, tái chế, đốt thu hồi năng lượng…
Xử lý chất thải tại khu xử lý Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.
Ngoài ra, theo quy hoạch chung và quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội còn có khu xử lý chất thải rắn Tiến Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình quy mô khoảng 200 ha sẽ hỗ trợ xử lý chất thải rắn công nghiệp (thông thường và nguy hại) cho Thủ đô Hà Nội.
Về các bãi đổ chất thải rắn xây dựng và bãi chôn lấp bùn thải thoát nước, sẽ quy hoạch 26 bãi đổ chất thải rắn xây dựng với diện tích năm 2020 là 39 ha, năm 2030 là 108 ha và 03 bãi chôn lấp bùn thải thoát nước với diện tích năm 2020 là 8 ha, năm 2030 là 23 ha.
Tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ước khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong đó kinh phí xây dựng đến năm 2020 khoảng 3.500 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Nam Sơn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Dịch vụ kê khai thuế Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 góp phần xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu có hệ thống kế cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Quy hoạch được phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường đúng theo quy hoạch; hạn chế các hành vi vi phạm quy hoạch; quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.