Nhiều năm qua, các sản phẩm cơ khí máy móc trong nông nghiệp chưa được đầu tư, nghiên cứu đúng mức. Ảnh: Trần Việt Đầu tư thiếu trọng tâm Trong giai đoạn 2008-2013, ngân sách Nhà nước chi cho nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KH kỹ thuật thông qua Bộ NN&PTNT lên tới hơn 5.000 tỉ đồng. 5 năm qua, cũng đã có hơn 300 giống cây trồng, vật nuôi được nghiên cứu đưa vào sản xuất. Nhiều tiến bộ KHCN được chuyển giao cho nông dân góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát biểu tại phiên giải trình KHCN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới do Ủy ban KHCN và môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng: Mặc dù đến nay chưa có mộthọc kế toán thuế ở đâu tốt nhấtnghiên cứu nào chỉ ra KHCN đóng góp tỷ trọng bao nhiêu % cho tăng trưởng GDP trong nông nghiệp nhưng con số này không dưới 30%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận, thời gian qua, tình trạng đầu tư KHCN trong nông nghiệp, nông thôn còn dàn trải nên chưa phát huy hiệu quả cao. Việc sử dụng nguồn lực cho KHCN còn phân tán, chưa tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm. Cơ chế chính sách cũng chỉ mới tập trung tổ chức nghiên cứu cấp Nhà nước mà mờ nhạt sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân bổ sung: Trước đây, các đề tài nghiên cứu đều dựa trên đề xuất của người hoặc nơi nghiên cứu, có nghĩa là ai có khả năng nghiên cứu thì đăng ký làm đề tài chứ không biết đề tài đó ứng dụng vào đâu. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu của các nhà KH đưa ra chưa gắn với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Chẳng hạn như với vấn đề vẫn luôn gây bức xúc là thức ăn chăn nuôi, trong khi nông dân phải chi tới 70% chi phí cho thức ăn chăn nuôi thì nền KHCN trong nước lại chưa có bất cứ nghiên cứu nào về áp dụng KHCN trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thay thế thức ăn NK. Điều này dẫn tới thực trạng, dù là đất nước nông nghiệp nhưng Việt Nam lại thường xuyên phải NK lượng lớn cả nguyên liệu sản xuất cũng như thức ăn chăn nuôi, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. Để khắc phục những hạn chế cơ bản nêu trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN đầu tư vào những giống cây trồng, vật nuôi chủ lực, thế mạnh của các vùng, trong đó ưu tiên đầu tư KHCN cho vùng núi, vùng sâu nhằm nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng được Bộ tính đến là đẩy mạnh những chính sách thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là các DN vào chuỗi sản xuất nông nghiệp nói chung, vào sự ứng dụng KHCN trong nông nghiệp nói riêng nhằm tạo ra chuyển biến thực sự, không chạy theo số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, xây dựng thương hiệu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Nông nghiệp hiện chiếm 47,5% tỷ trọng sản xuất với hơn 22 triệu lao động, trong đó có tới 10 triệu nông hộ với tổng diện tích đất nông nghiệp xấp xỉ 700.000 ha. Đây là một thuận lợi và cũng là thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập ngày càng sâu rộng. Những năm qua, ngành nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng (tăng mạnh về số lượng, sản lượng cây trồng, vật nuôi). Đơn cử, năm 2013, tổng giá trị kim ngạch XK nông nghiệp của Việt Nam đạt 28 tỉ USD, là một trong 15 nước XK nông sản hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, do phát triển theo chiều rộng nên hiệu quả đối với nông dân và đất nước còn hạn chế. Thực tế này đòi hỏi phải chuyển dịch mạnh sang phát triển theo chiều sâu (nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng nông sản).
Hút DN cùng làm Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, mặc dù thời gian qua, cả Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT đều bắt tay đầu tư cho nghiên cứu phát triển KHCN nhưng điểm mấu chốt là những ứng dụng thực tế trong nông nghiệp còn hạn chế. Điển hình như việc nghiên cứu về các giống lúa đã đưa ra một bộ giống với hàng trăm loại khác nhau, nhưng nhiều người dân vẫn dùng các giống lúa quen thuộc từ trước tới nay hoặc giống NK. Không hẳn vì giống nhập ngoại chất lượng và hiệu quả cao hơn mà là do hệ thống phân phối và tiếp thị các loại giống NK hiện được DN đầu tư mạnh hơn. Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Bao năm nay, giống lúa được bà con nông dân sử dụng phổ biến vẫn là IR50404 (giống lúa cho năng suất cao, dễ trồng nhưng chất lượng gạo không cao, giá XK thấp). Điều đó dẫn tới tình trạng trong khi ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chỉ canh tác giống lúadịch vụ kế toán trọn góiIR 50404 tối đa không quá 20% diện tích thì tại nhiều nơi nông dân vẫn tự phát trồng với tỷ lệ lên tới 70% diện tích. Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá: Bên cạnh việc ứng dụng KHCN hạn chế, đáng chú ý nữa là cho tới nay, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đầu ra cho máy nông nghiệp Việt Nam rất rộng mở, không chịu nhiều sức ép như những ngành khác thì suốt nhiều năm nay, ngành cơ khí Việt Nam lại chưa chú trọng đến việc chế tạo máy nông nghiệp. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam (ngày 11-4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: Là một quốc gia nông nghiệp, song suốt 10 năm qua, các sản phẩm cơ khí máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp còn ít. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm rà soát, xây dựng chiến lược quy hoạch của ngành cơ khí, xác định các lĩnh vực, sản phẩm cơ khí ưu tiên, nhất là sản xuất máy cho phục vụ cho phát triển nông nghiệp, khai thác đánh bắt thủy hải sản, chế biến thủy sản,...
|