Trước nhiều ý kiến trái chiều về khả năng Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tại cuộc hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 15/4, bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc quốc giaNgân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Theo bà Victoria Kwa Kwa: “Khi nhìn thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chững lại, nhiều người cho rằng Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tuy nhiên tôi chỉ cho rằng Việt Nam đang phải trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm chạp so với trước đây chứ chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình”. Trước đó, cũng tại cuộc hội thảo này, GS Kenichi Ohno- Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản đã đưa ra nhiều dấu hiệu cho thấyViệt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, cùng với đó là các giải pháp cần làm. Tuy nhiêndịch vụ báo cáo thuế tại hà nộiTiến sĩ Nguyễn Đình Cung- quyền Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương lại không vội đề cập vấn đề này mà chỉ ra vấn đề bức thiết hiện nay là đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao, bền vững: “Tôi không muốn bàn đến bẫy thu nhập trung bình, mà muốn bàn đến cách làm thế nào để vượt qua khó khăn hiện nay, và đặt một nền tảng vững chắc hơn”.
| TS Nguyễn Đinh Cung |
TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam liên tục giảm sút và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Thu nhập bình quân đầu người thì ngày càng cách xa so với mức thu nhập bình quân của các nước xung quanh. “Chúng ta có tăng trưởng năng suất, tuy nhiên mức tăng trưởng tuyệt đối so với các nước sau bao nhiêu năm vẫn thấp hơn rất nhiều. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 12 – 13% của Nhật Bản và khoảng 35% của Thái Lan, bằng khoảng 54% của Trung Quốc và bằng 50% của Indonesia”- TS Nguyễn Đình Cung nói. Dấu hiệu giải công nghiệp hóa sớm, phân bổ nguồn lực méo mó TS Nguyễn Đình Cung cảnh báo, chúng ta còn đang có những quan niệm rất sai lầm khi tăng trưởng công nghiệp giảm xuống, tăng trưởng dịch vụ có phần cao hơn và chúng ta tự hào như vậy là đã nhảy sang giai đoạn hậu công nghiệp. “Đừngdịch vụ kế toántự hào, lấy việc tăng trưởng dịch vụ cao như mấy năm gần đây ở mức nào đó để lấp liếm cho khiếm khuyết của ta, coi đó như là một thành tích. Đây là một biến động bất thường. Nếu cứ như vậy, chúng ta sẽ quay trở lại và không hiện đại hóa được, năng suất lao động tiếp tục bị giảm sút”. Theo TS Nguyễn Đình Cung: “Chúng ta có dấu hiệu của việc giải công nghiệp hóa sớm như: lao động trong công nghiệp chế tác, giá trị gia tăng, năng suất lao động, rồi công nghiệp chế tạo bị chững lại, có xu hướng đi xuống. Nếu điều này xảy ra, chúng ta không chỉ rơi vào bẫy thu nhập trung bình mà còn có nguy cơ nghèo đói, quay trở lại với thu nhập thấp”. TS Nguyễn Đình Cung còn cho rằng, chúng ta đang có một thể chế phân bổ nguồn lực méo mó, sự vận động của các dòng nguồn lực này rất là bất thường: Lao động chảy vào lĩnh vực năng suất thấp như khu vực lao động phi chính thức và kinh tế tư nhân, còn vốn thì chảy vào khu vực hiệu quả thấp như doanh nghiệp Nhà nước. Giải pháp đột phá về thể chế: Nhà nước chủ động từ bỏ vai trò TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, giải pháp đột phá về thể chế, mấu chốt để đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo cao là Nhà nước chủ động từ bỏ vai trò và quyền lực của mình để tạo ra một thị trường vận hành tốt. Sau đó, chúng ta thiết lập một hệ thống pháp luật hỗ trợ cho việc chuyển đổi này một cách hợp lý, vững chắc để chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Thứ 2, khi đã cócông ty kế toánbước đột phá về thể chế, vấn đề đặt ra là vận hành như thế nào, xem chỗ nào đang là nút thắt để tháo gỡ. TS Nguyễn ĐÌnh Cung cho rằng, chúng ta đang đứng trước một cơ hội rất lớn, đó là Hiến pháp đã thay đổi. Thứ hai là có hàng ngàn luật chúng ta đang làm, và trong đó có nhiều luật rất quan trọng, như Luật Ngân sách sửa đổi, Luật Đầu tư công, Luật Tổ chức chính phủ, Luật Chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương... Đây là những luật rất căn bản, tạo ra thể chế kinh tế thị trường. Điều quan trọng là phải xây dựng những luận này thật là thị trường, lúc đó nó mới tạo được nền tảng vững chắc cho nền kinh tế thị trường. Lúc đó chúng ta mới suy nghĩ đến chuyện là chọn chỗ này, chọn chỗ kia có hiệu quả. Phân bố từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn. Từ những dự án, những khu vực sử dụng kém hiệu quả, sang khu vực có sử dụng nguồn lực có hiệu quả./. Nhân Trí/VOV online |